FB tuyển sinh :       Zalo tuyển sinh:        
    CHIÊU SINH - TUYỂN SINH
    THÔNG BÁO
     TIN TỨC, HOẠT ĐỘNG
Chủ Nhật - 03/12/2017
Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017
  
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp quốc (LHQ) về phát triển bền vững diễn ra ở New York từ 25 đến 27-9-2015, 193 quốc gia thành viên LHQ đã thông qua Chương trình Nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals - SDG) như một lộ trình để Chấm dứt đói nghèo, Chống bất bình đẳng và Chống biến đổi khí hậu trong 15 năm tới
   
17 Sustainable Development Goals bao gồm: 1 - Xóa nghèo; 2 - Xóa đói; 3 - Sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc; 4 - Giáo dục chất lượng; 5 - Bình đẳng giới; 6 - Nước sạch và vệ sinh; 7 - Năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy; 8 - Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; 9 -  Công nghiệp, sáng tạo và hạ tầng; 10 - Giảm bất bình đẳng; 11 - Thành phố và cộng đồng bền vững; 12 - Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm; 13 - Bảo vệ hành tinh, ứng phó với biến đổi khí hậu; 14 - Cuộc sống dưới nước; 15 - Cuộc sống trên mặt đất; 16 - Hòa bình và công lý; 17 - Quan hệ đối tác toàn cầu.

Bình đẳng và bình đẳng giới được đặt ra như một ưu tiên lớn của SDGs. Vấn đề giới được lồng ghép vào tất cả các mục tiêu. Ví dụ SDG 8 “Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững” đưa ra chỉ tiêu ‘Đến năm 2030, đạt được việc làm đầy đủ, hiệu quả và công việc thỏa đáng cho tất cả phụ nữ và nam giới…”.
 
³³³ ĐẶC BIỆT CÓ MỘT MỤC TIÊU ³³³
³³³ RIÊNG CHO BÌNH ĐẲNG GIỚI ³³³
 

 

SDG 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái bên cạnh SDG 10 về Giảm bất bình đẳng nói chung. SDG 5 gồm có các mục tiêu:
1) Chấm dứt phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái (end all forms of discrimination against all women and girls everywhere);
2) Xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái (eliminate all forms of violence against all women and girls in the public and private spheres, including trafficking and sexual and other types of exploitation);
3) Xóa bỏ các tập tục có hại (eliminate all harmful practices, such as child, early and forced marriage and female genital mutilation);
4) Công nhận việc chăm sóc và việc nhà không được trả công và khuyến khích chia sẻ trách nhiệm trong gia đình (Recognize and value unpaid care and domestic work through the provision of public services, infrastructure and social protection policies and the promotion of shared responsibility within the household and the family as nationally appropriate);
5) Đảm bảo phụ nữ tham gia đầy đủ, hiệu quả và có các cơ hội bình đẳng để nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp ra quyết định về chính trị, kinh tế và trong cuộc sống (Ensure women’s full and effective participation and equal opportunities for leadership at all levels of decision making in political, economic and public life);
6) Đảm bảo tiếp cận phổ quát với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quyền tình dục, sinh sản (Ensure universal access to sexual and reproductive health and reproductive rights as agreed in accordance with the Programme of Action of the International Conference on Population and Development and the Beijing Platform for Action and the outcome documents of their review conferences).
7) Cải tổ để trao quyền bình đẳng cho phụ nữ đối với các nguồn lực (Undertake reforms to give women equal rights to economic resources, as well as access to ownership and control over land and other forms of property, financial services, inheritance and natural resources, in accordance with national laws);
8) Tăng cường sử dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (Enhance the use of enabling technology, in particular information and communications technology, to promote the empowerment of women);
9) Thông qua và thực hiện các chính sách tốt và pháp luật có tính hiệu lực cao, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp (Adopt and strengthen sound policies and enforceable legislation for the promotion of gender equality and the empowerment of all women and girls at all levels).

 

³³³ BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ MỘT TRONG ³³³
³³³ CÁC YẾU TỐ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT XÃ ³³³
³³³ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH ³³³
Phụ nữ là một nửa thế giới, phải được tôn trọng, được công nhận giá trị, vai trò xã hội cũng như cống hiến của họ. Ông Kōichirō Matsuura, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO từng khuyến cáo: “Không nên xem bình đẳng giới một cách thiển cận như là vấn đề chỉ của riêng phụ nữ, nó đặt ra cho chúng ta những câu hỏi cơ bản về bản chất các mối quan hệ trong xã hội chúng ta. Đó là vấn đề đòi hỏi cả nam giới và phụ nữ cùng ngồi lại với nhau tìm ra các giải pháp sao cho vừa mang tính thực tiễn vừa phải dựa trên các nguyên tắc. Nhưng các giải pháp trên sẽ không được chấp nhận hay bền vững nếu sự bình quyền, chân giá trị, công việc của nam giới và nữ giới không được tôn trọng”. Như vậy, việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của các quốc gia, để từ đó góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững.

 

³³³ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ³³³
³³³ TẠI VIỆT NAM ³³³
Tại Việt Nam, Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật này quy định về bình đẳng giới ở Việt Nam, trong đó có một số điểm quan trọng sau:
Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới.
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
CÙNG NÂNG CAO Ý THỨC TỰ GIÁC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, XÂY DỰNG XÃ HỘI VĂN MINH.
(Tuyên truyền trên cơ sở chỉ đạo của văn bản số 2607/SGDDT-VP ngày 13/11/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh về việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017)
Các Tin Khác
 Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp ĐH Luật ĐTTX K6-liên kết TT GDTX, ĐH Huế ( 22/11/2017 07:43:26) 
 Đại hội Công đoàn cơ sở Trung tâm GDTX tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2017-2022 ( 03/11/2017 09:14:19) 
 Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức năm học 2017 - 2018 ( 16/10/2017 07:38:03) 
 Lễ trao bằng tốt nghiệp hệ ĐTTX và VLVH - ĐH Mở Tp.HCM - đợt 2 năm 2017 ( 20/09/2017 07:50:49) 
 Lễ phát Chứng chỉ Cambridge tiếng Anh khóa thi ngày 02-04/6/2017 ( 19/09/2017 07:53:45) 
 Lễ phát Chứng chỉ Cambridge tiếng Anh khóa thi ngày10/12/2016 ( 20/03/2017 03:05:41) 
 Bế giảng lớp Đại học văn bằng 2 ngành Quản lý dự án xây dựng (2014-2016) ( 16/03/2017 07:55:57) 
 Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 ( 16/03/2017 07:42:45) 
 Trung tâm GDTX tỉnh tổ chức mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2017 ( 15/03/2017 07:58:04) 
 Trung tâm GDTX tỉnh thăm trường kết nghĩa Thạnh Bắc A ( 08/02/2017 09:23:06) 
 Lễ Bế giảng đại học Luật K4 hệ ĐTTX - liên kết Trung tâm GDTX-ĐH Huế ( 04/01/2017 09:43:24) 
 Lễ khai giảng lớp ĐH Luật văn bằng 1 - liên kết Trường ĐH Luật Hà Nội ( 22/12/2016 05:10:52) 
 Lớp Khởi nghiệp đầu tiên ( 13/12/2016 03:35:41) 
 Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 ( 09/12/2016 02:20:59) 
 Bộ Luật Dân sự ( 23/11/2016 03:48:05) 
    VIDEO CLIP _HỌC TẬP, SINH HOẠT
    HỌC TẬP
    LIÊN KẾT WEBSITE
    LƯỢT TRUY CẬP
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH TÂY NINH
Địa chỉ : số 2, hẻm 1, Lạc Long Quân (7, hẻm 18, NV Rốp) Kp.5, P.4, Tp. Tây Ninh
Điện thoại : (0276) 3842374; (0276) 3842375; (0276) 3841305
Fax : +GMAIL: ttgdtxtn2023@gmail.com
Email : ttgdtxtinh.tayninh@moet.edu.vn
Phát triển Bởi Công ty giải pháp Phần mềm & Website Phú lợi